Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2023

THƯ NGỎ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC VỀ VIỆC TRUY TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN CHO CỐ THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VŨ HIỆP .

  THƯ NGỎ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC VỀ VIỆC TRUY TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN CHO CỐ THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VŨ HIỆP . ***************************** Mặt trận Tây Nguyên, Quân đoàn 3 có rất nhiều Tướng lĩnh giỏi trận mạc , xuất sắc hơn phải kể đến Thượng tướng Hoàng Minh Thảo , Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và Thượng tướng Vũ Lăng . Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp ở Tây Nguyên suốt 10 năm ( từ năm 1965 đến ngày Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng năm 1975 ) . Là một cán bộ chính trị nhưng ông cũng rất giỏi về Quân sự . Những chiến dịch ở Tây Nguyên suốt từ năm 1965 đến năm 1975 đều mang dấu ấn của ông. Với toàn quân, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị ông cũng là một cán bộ chính trị xuất sắc. Cả cuộc đời ông cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng , của dân tộc. Hôm nay ngày 2 tháng 6 năm 2023 , Theo thông báo của Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị , Mặt trận Tây Nguyên, Quân đoàn 3 trong đợt đề nghị Nhà nước Tuyên dươn

THƯỢNG TƯỚNG HOÀNG MINH THẢO

Hình ảnh
  THƯỢNG TƯỚNG HOÀNG MINH THẢO Nguyễn Đình Thi Nhắc tới chiến trường Tây Nguyên không ai không nhắc tới tướng Hoàng Minh Thảo , ông là vị Tư lệnh gắn bó với chiến trường Tây Nguyên lâu nhất , suốt từ cuối năm 1966 đến tận năm 1975 ( trừ 8 tháng về liên khu 5 làm phó Tư lệnh ) . Tướng Hoàng Minh Thảo sinh năm 1921 ở vùng quê lúa huyện Kim Động - Hưng yên .Năm 16 tuổi ông đã tham gia hoạt động Cách mạng , năm 20 tuổi ( 1941 ) ông được Bác Hồ và Quân Đội chọn đưa sang Trung Quốc học ở trường quân sự Hoàng Phố cùng với các tướng như Hoàng Văn Thái, Đàm Quang Trung , Lê Quảng Ba , Vũ Lập ...để làm cán bộ nguồn cho quân đội và Cách mạng . Cuối năm 1944 ông về nước hoạt động cách mạng ở vùng Lạng Sơn . Năm 1945 , mới 24 tuổi ông đã được bổ nhiệm là Tư lệnh Chiến Khu 3 , một địa bàn rộng lớn gồm các tỉnh Hải Phòng , Hải Dương . Rồi tiếp tục làm Tư lệnh liên khu 4 . Năm 195

THƯỢNG TƯỚNG VŨ LĂNG

Hình ảnh
  T HƯỢNG TƯỚNG VŨ LĂNG Nguyễn Đình Thi   Cũng như các Tướng lĩnh mặt trận Tây Nguyên , Tướng Vũ Lăng cũng là một Tướng chiến trận . Ông sinh năm 1921 , tại một làng ven ngoại thành Hà Nội : xã Ngũ Hiệp - huyện Thanh Trì , trong một gia đình có truyền thống cách mạng . Năm 24 tuổi , ông tham gia đoàn quân Nam tiến đầu tiên của quân đội ta và chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Ninh Hoà - Nha Trang với chức vụ Phó ủy viên quân sự Ninh Hoà . Tháng 6 / 1946 ông ra Bắc , tham gia chiến đấu bảo vệ Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến . Suốt 60 ngày đêm cảm tử cùng với quân và dân Hà Nội trong cương vị ủy viên tác chiến khu Đông Kinh Nghĩa Thục và cương vị Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 103 - thuộc Trung đoàn Thủ đô , Tiểu đoàn do ông chỉ huy đã lập công xuất sắc , đánh tan nhiều đợt tấn công của địch , bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước . Nổi bật là trận đánh ở nhà Sô Va ( Trường t

THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VŨ HIỆP

Hình ảnh
  THƯỢNG TƯỚNG ĐẶNG VŨ HIỆP Nguyễn Đình Thi Cũng như các Tướng lĩnh của Mặt trận Tây Nguyên, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cũng là một Tướng chiến trận . Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp sinh năm 1928 tại xã Việt Hưng , huyện Văn Lâm , tỉnh Hưng Yên . Năm 17 tuổi ông đã tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Phú Thọ . Năm 1945 , ông nhập ngũ và trực tiếp cầm súng chiến đấu ở Trung đoàn 23 của Khu 1 , Trung đoàn 88 - Sư đoàn 308 , sau này ông là Chính ủy Trung đoàn 88 - Sư đoàn 675 pháo cao xạ rồi Chủ nhiệm khoa của Học viện chính trị . Cuối năm 1964 , ông vào chiến trường Khu 5 giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân Khu 5 . Năm 1965 ông được cấp trên điều động lên Tây Nguyên giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Tây Nguyên rồi Phó Chính ủy , Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên . Năm 1975 , ông là Chính ủy Quân đoàn 3 , năm 1977 , ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam , Thứ trưởng Bộ Quốc phòng . Ông còn là ủ

ĐÊM SÀI GÒN ĐẦU TIÊN

  1- ĐÊM SÀI GÒN ĐẦU TIÊN Cao Phương Giang … Chập tối ngày 30/4, đại đội 5 được tiểu đoàn phân về chiếm giữ một ngôi biệt thự nằm trên đường Công Lý (bây giờ gọi Nguyễn Văn Trỗi thì phải). Huyền được rút về tiểu đoàn bộ, đóng tại một cư xá hay một nhà công sở cao tầng bên kia vườn hoa, còn tôi tiếp tục đi với c5. Nơi chúng tôi tạm trú quân phải gọi là “khu biệt thự”, vì ở giữa khuôn viên là một ngôi nhà kiến trúc gôtic, có một tầng triệt, một tầng lầu và phần mái nhọn, xung quang có cột và các cửa vòm. Phía trước nhà có vườn hoa, đài phun nước nhỏ. Xung quanh rộng rãi, xe cộ đi lại dễ dàng. Phía nách trái và phía sau là nhà để xe, một dãy các căn nhỏ của người lao công, giúp việc. Khi chúng tôi rẽ vào khuôn viên, một người đàn ông khúm núm chạy ra chào. Khi chúng tôi nói cần kiểm soát ngôi nhà, ông ta vội nói: “Thưa các quý anh giải phóng, tôi chỉ là soppho (lái xe) cho ông chủ, ổng và vợ ổng đã di tản được 2 ngày, căn biệt thự của ổng còn nguyên vẹn, xe hông-đa, x